Loãng xương – nguyên nhân và cách chữa trị

    Bệnh loãng xương là bệnh gì?

Bệnh loãng xương, hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần, điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ. Dấu hiệu phổ biến là sụt cân và đau lưng. Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người già. Gãy xương do loãng xương xảy ra thường xuyên nhất ở xương hông, cột sống và cổ tay, nhưng bất cứ xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng. Một số xương bị gãy có thể không lành lại được, đặc biệt là khi chúng xảy ra ở hông.

Hình ảnh có liên quan

Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng chỉ được phát hiện cho đến khi xương bị gãy. Nhiều người nghĩ rằng bệnh loãng xương là một phần tự nhiên và không thể tránh khỏi của tuổi già. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế hiện nay tin rằng loãng xương có thể phòng ngừa được.

   Những ai thường mắc phải bệnh loãng xương?

Loãng xương ảnh hưởng đến nam giới và phụ nữ ở mọi chủng tộc. Nhưng phụ nữ da trắng và châu Á – đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi đã bị mãn kinh – có nguy cơ bị loãng xương cao nhất.

 Triệu chứng và dấu hiệu

   Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh loãng xương là gì?

Bệnh loãng xương không có triệu chứng rõ ràng từ sớm, nhưng theo thời gian, có thể nhận thấy lưng còng, đau lưng, dáng đứng khom xuống và dần dần sụt cân. Trong vài trường hợp khác, dấu hiệu đầu tiên là gãy xương (xương sườn, cổ tay hoặc hông). Xương sống có thể bị gãy (trở nên dẹp hơn hoặc bị nén). Gãy xương hông có thể gây khuyết tật nặng.

 Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn về bệnh loãng xương nếu bạn mãn kinh sớm, uống corticosteroid trong nhiều tháng, hoặc một trong hai bố mẹ của bạn đã bị gãy xương hông. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

 Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương là gì?

Xương bình thường cần các khoáng chất canxi và phosphate để tạo thành. Nếu cơ thể không nhận đủ canxi từ chế độ ăn uống, việc hình thành các mô xương và xương có thể bị ảnh hưởng.

Các nguyên nhân chính của bệnh loãng xương bao gồm lão hóa dẫn đến sự sụt giảm estrogen ở phụ nữ mãn kinh và suy giảm testosterone (hormone nam) ở nam giới.

Xương là một cơ quan luôn trong trạng thái liên tục đổi mới, xương mới sẽ liên tục được tạo ra và xương cũ bị phá vỡ. Khi bạn còn trẻ, cơ thể của bạn tạo ra xương mới nhanh hơn, do đó khối lượng xương của bạn sẽ tăng lên. Hầu hết mọi người đạt được khối lượng xương cao nhất vào khoảng 20 tuổi.

Khi lớn tuổi, khối lượng xương bị mất đi nhanh hơn nó được tạo ra, từ đó gây nên bệnh loãng xương. Do đó, khả năng bị loãng xương của bạn phụ thuộc vào khối lượng xương cao nhất mà bạn đã đạt được khi còn trẻ. Nếu khối lượng xương cao nhất của bạn nhiều tức là bạn đã “dự trữ” được nhiều xương hơn và càng ít khả  năng bạn sẽ bị loãng xương khi bạn về già.

Hình ảnh có liên quan

Nguy cơ mắc bệnh

 Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương?

Bạn có thể mắc bệnh loãng xương nếu bạn thiếu cân, ít vận động hoặc không hoạt động, uống rượu, hút thuốc lá, rối loạn ăn uống, uống một số loại thuốc, mắc một số bệnh mãn tính và nằm trên giường trong thời gian dài hoặc không thể đi lại được.

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến bệnh loãng xương. Một số yếu tố bạn có thể thay đổi được, số khác thì không thể.

Những yếu tố nguy cơ bạn không thể thay đổi:

  • Giới tính: phụ nữ mắc chứng loãng xương thường xuyên hơn so với nam giới.
  • Tuổi tác: độ tuổi càng cao, càng có nguy cơ loãng xương.
  • Kích thước cơ thể: những phụ nữ gầy và nhỏ con có nguy cơ bị loãng xương cao hơn.
  • Tiền sử gia đình: Loãng xương có xu hướng di truyền trong gia đình, nếu trong gia đình bạn có người từng bị loãng xương hoặc gãy xương hông, bạn cũng sẽ có nguy cơ bị loãng xương.

    Những yếu tố nguy cơ bạn có thể thay đổi bao gồm:

  • Hormone giới tính: nồng độ estrogen thấp do kinh nguyệt không đều hoặc thời kỳ mãn kinh có thể gây ra bệnh loãng xương ở phụ nữ. Trong khi đó, nồng độ testosterone thấp có thể gây ra loãng xương ở nam giới.
  • Thiếu canxi và vitamin D: một chế độ ăn ít canxi và vitamin D có thể làm cho xương bạn yếu đi.
  • Chán ăn tâm thần: chứng rối loạn ăn uống này có thể dẫn đến loãng xương.

  Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ loãng xương.

  • Mức độ hoạt động: thiếu tập thể dục hoặc nghỉ ngơi tại giường lâu dài có thể gây yếu xương.
  • Hút thuốc: thuốc lá rất có hại cho xương, cũng như tim và phổi.
  • Uống rượu: uống quá nhiều rượu có thể làm xương yếu đi và dễ gãy.

   Điều trị

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh loãng xương?

Thay đổi lối sống có thể giúp giảm nguy cơ gãy xương. Những thay đổi cần phải làm là thường xuyên thực hiện các bài tập giúp cơ thể tăng sức chịu nặng và các bài tập tăng cường cơ bắp. Ngưng hút thuốc lá, hạn chế uống rượu, và hấp thụ đủ canxi (ít nhất là 1.200 mg/ngày) và vitamin D (ít nhất là 800 IU/ngày) trong chế độ ăn uống. Thuốc bổ sung canxi có thể giúp tăng lượng canxi và vitamin D được dùng để giúp cơ thể hấp thụ canxi. Phương pháp điều trị tập trung vào việc làm chậm hoặc ngừng quá trình tiêu biến xương, hãy ngăn ngừa gãy xương bằng cách giảm thiểu các nguy cơ té ngã.

   Dinh dưỡng: Các loại thực phẩm chúng ta ăn có chứa một loạt các vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng quan trọng khác giúp cơ thể khỏe mạnh. Tất cả các chất dinh dưỡng đều cần thiết theo một tỷ lệ cân bằng. Trong đó đặc biệt là canxi và vitamin D rất cần thiết để giúp cho xương chắc khỏe hơn.

Hình ảnh có liên quan

   Tập thể dục: tập thể dục là phần quan trọng trong quá trình điều trị loãng xương. Tập thể dục không chỉ giúp xương bạn khỏe mạnh, mà còn làm tăng sức mạnh cơ bắp, sự phối hợp và cân bằng cơ thể, từ đó giúp sức khỏe của bạn tốt hơn. Mặc dù tập thể dục tốt cho người bị loãng xương, nhưng bạn cũng phải cẩn thận, tránh vận động quá mạnh vì có thể dẫn đến gãy xương.

Hình ảnh có liên quan

 Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau:

Hãy đảm bảo bạn có đủ canxi và vitamin D. Ăn với chế độ ăn uống lành mạnh, giàu thực phẩm có chứa canxi như các sản phẩm từ sữa, cá, đậu, và các loại rau lá xanh.

Không hút thuốc.

Tránh uống quá nhiều rượu: uống nhiều hơn hai ly rượu mỗi ngày có thể làm giảm khả năng hình thành xương. Ngoài ra, bị say rượu cũng khiến bạn dễ bị té ngã, dẫn đến tổn thương xương hơn.

Tránh để bị ngã: Mang giày gót thấp có đế không trượt và kiểm tra nhà của bạn để loại bỏ các dây điện, thảm và các chướng ngại vật mà có thể khiến bạn bị té ngã. Giữ phòng sáng, cài đặt các thanh vịn ở bên trong và bên ngoài cửa phòng tắm của bạn, và đảm bảo rằng bạn có thể vào và ra khỏi giường của mình một cách dễ dàng.

   Điều trị bằng thuốc:

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, cung cấp đủ canxi giúp cơ thể khỏe mạnh, tránh được các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là người lớn tuổi. Không chỉ đóng vai trò thiết yếu cho việc phát triển xương, làm chắc xương, răng, chống loãng xương, còi xương, nhuyễn xương, mà Canxi còn có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của cơ bắp, thông máu, phát tín hiệu cho các tế bào thần kinh và giúp tiết chế một số kích thích tố (hormones)

   Sản phẩm BoneMax là sản phẩm công nghệ cao dành cho người lớn, phụ nữ có thai, trẻ em – chứa Canxi Nano dễ dung nạp, kết hợp với Vitamin K2 & vitamin D3 giúp tăng hấp thu Canxi và tạo xương, giảm chứng loãng xương ở người lớn tuổi, giúp xương, răng chắc khỏe, ngăn ngừa thoái hóa khớp, viêm xương khớp, giúp trẻ em phát triển chiều cao, chống còi xương, suy dinh dưỡng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *